Tập San Định Hướng Định Hướng  Tập San Nghiên Cứu Nghị Luận .
 

Cuồng tín và quá khích

Trong tâm thức của “con người  tân thời” và của một xă hội dửng dưng với niềm tin tôn giáo hoặc muốn tách biệt hoàn toàn tôn giáo ra khỏi cuộc sống dân sự th́ tôn giáo xuất hiện mập mờ như sinh hoạt khủng bố hoặc như tiềm năng khủng bố; nói tóm, đó là một thực tại áp bức tự do con người. Nhưng bên cạnh những tiền kiến ấy, hầu hết các tôn giáo lại tuyên dương sứ điệp của ḿnh là con đường cứu độ và phương thế giải thoát. Sự kiện hàm hồ, và có lẽ mâu thuẫn nầy kỳ thực không phải nét cá biệt của xă hội hôm nay, nhưng những cảnh tang thương và kinh hoàng trước mắt là dấu chỉ buộc chúng ta phải truy t́m những ẩn số về bản tính con người và ư nghĩa đích thực của niềm tin tôn giáo.

Nói đến tôn giáo nói riêng và văn hóa nói chung, là phải nói đến siêu việt, nghĩa là khoảng cách không thể lấp đầy giữa Tuyệt-Đối và nhân trần. Và vô thần, vô đạo không hẳn là không tuyên xưng ḿnh thuộc tôn giáo nầy hay giáo phái khác, nhưng là t́nh trạng quên lăng Tuyệt-Đối hoặc đồng hóa ư  muốn và sự hiểu biết của Tuyệt đối với phán đoán và ước vọng riêng của ḿnh. Thật thế, sứ điệp của Phật giáo nhắc nhở con đường “vô ngă, vô chấp”; trang đầu sách Trung Dung tóm lược Đạo Nho buộc người quân tử “phải khiêm cung cẩn trọng v́ đạo vốn tế vi” (mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi, cố quân tử thận kỳ độc dă);  câu đầu sách Lăo-Tử Đạo-Đức-Kinh nhắc đến thực trạng không thể đồng hóa Đạo Thường với đạo do người biến chế (Đạo khả đạo phi Thường Đạo; Danh khả danh phi Thường Danh). Truyền thống Do-Thái giáo và Thiên Chúa giáo c̣n nhấn mạnh rơ hơn: “Không ai bằng Thiên Chúa; Họ vô đạo v́ họ thờ con ḅ vàng do tay họ làm ra và mắt họ thấy được; Không ai thấy được Thiên Chúa; Họ vô đạo v́ họ biến nơi thờ phượng Thiên Chúa siêu việt  thành chợ búa trao đổi hàng hóa tùy lợi ích riêng của họ...”

Làm sao có thể nói đến ḷng tin tôn giáo siêu việt khi tự  đồng hóa ư ḿnh với ư của Trời Cao? Thế nhưng, qua lịch sử, xưa cũng như nay, sinh họat tôn giáo và văn hóa của con người luôn có nguy cơ trở thành “chợ búa gian lận hoán đổi ư Trời với ư ta”, chuyển niềm tin và ḷng khiêm hạ thành cuồng tín và tranh chấp. Và nguy cơ nầy cũng không chỉ là một nguy cơ bất chừng của một hoàn cảnh lịch sử, nhưng gắn liền với thân phận con người như một nghiệp chướng, một tội nguyên tổ, mà nhân vật ngươi mất trí của Friedrich Nietzsche không ngại hô to: “Chúng ta đă giết Thượng Đế, anh và tôi. Tất cả chúng ta đều là kẻ sát Thần.” (Le Gai Savoir III,125) 

Trong hoàn cảnh khủng bố, bạo động nhân danh tôn giáo hôm nay, có lẽ phải nhắc lại lời người mất trí ấy của Fr. Nietzsche: “trong những thánh đường nầy Thiên Chúa đă yên nghỉ đời đời từ lâu!” (requiem oeternam deo). Bởi v́ cuồng tín tôn giáo đúng là sát Thần cho nên không ai và không đoàn thể xă hội nào được xem là vĩnh viễn an toàn trước nguy cơ có thể sát Thần, một nguy cơ  gắn liền với nghiệp làm người của ḿnh. V́ thế, khiêm tốn và cẩn trọng là những giá trị thường bị lăng quên, v́ bị xem là không hợp thời, th́ nay lại là liều thuốc hữu hiệu hơn cả cho con người trong thế giới tân kỳ hôm nay.

* Định Hướng

 Liên Lạc

Tạp San Định Hướng

13g, rue de L'iLL  F-67116 Reichstett, France 

                      Tél : 33 (0) 3 88205822 .  E-mail :     dinhhuong@aol  -   trucdang@evc.net

Website Réalisé par Tâm.Huỳnh