Tiên học lễ                                                                Định Hướng
 

Đối với nhiều người có liên hệ đến các sinh hoạt văn hóa ở Miền Nam Việt Nam trước đây, và đặc biệt là các giáo sư và sinh viên Đại Học Văn Khoa Sài G̣n th́ những ngày cuối của năm 2003 được ghi dấu bằnh hai cái tang chung: Gs Nguyễn Khắc Hoạch và Gs Lê Thành Trị, hai vị cựu khoa trưởng vừa âm thầm vĩnh viễn ra đi. Các vị âm thầm ra đi như các sinh hoạt văn hóa tự do, mà các Đại Học Văn Khoa ở Việt Nam trước 75 là những biểu tượng, đă âm thầm đi vào quên lăng, không những qua chính sách của người nắm quyền lực chính trị, mà ngay nơi tâm thức của một số người đang đấu tranh cho tự do và nhân phẩm.
Trong bối cảnh của nếp sư tư về văn hóa như là một phương tiện cho thị trường thương mại, tiếp đón du khách, trang trí thành phố để biện minh cho một đường lối chính trị, hoặc như một phút giây giải trí bất chừng, ngoài giờ làm việc…, chúng ta thử nh́n lui một quảng đường đời rất ngắn của mỗi người và sẽ giật ḿnh v́  sẽ không nhận ra ḿnh  nữa. Mới ngày nào đây, người dân Việt dù nghèo, dù đói th́ cũng rán cho con đi học vài chữ để biết được đạo làm người “tiên học lễ, hậu học văn”. Các đại học văn khoa ở Việt Nam trước đây đă được khai sinh và phát triển trong tâm thức đó. Học và dạy ở nơi ấy không phải để đáp ứng nhu cầu ư hệ lao động sảøn xuất, cũng không v́ lợi ích tiền tài danh vọng trong khung giá trị thị trường tư bản.
Mới đây thôi, người Việt đă nhất quyết phải sống chết cho cái học đó, điều mà Phan Bội Châu gọi là học “làm người” , là “phù tŕ nhân đạo”. Một cách tiêu cực, những loại học không liên hệ đến văn hóa là cái học của: “a/ - Hạng người chỉ tranh ngôi thứ xôi thịt trong đ́nh làng; b/ Hạng người muốn ḷe loẹt khoe khoang, lấy om cơm túi bạc làm mồi hạnh phúc; c/ Hạng người xu quyền phụ thế, lấy đồng bào chủng tộc làm ṃi vinh thân.” 1 
Và cũng trong tinh thần ấy, Socrate, một trong những vị thầy của văn hóa nhân loại đă lấy chính mạng sống ḿnh để chứng minh rằng văn hóa thật sự không phải loại kiến thức bách khoa có thể dùng làm việc nầy việc nọ và đem ra rao bán trên thị trường. Socrate biện hộ trước ṭa án Nhă Điển rằng chỉ v́ không biết đến văn hóa nên người đời cho việc ông khuyên nên nghe lời Thánh Thần mà ưu tiên học làm người là đáng bị án tử h́nh. Lời ông khuyên học làm người được hiểu lầm là lời vu vơ, chia trí tuổi trẻ v́ không thúc bách họ chuyên tâm học nghề làm ăn, và coi rẽ Thần Thánh của Thành Nhă Điển. Họ thành tâm lên án v́, nói như Socrate, là họ không biết rằng Thần vốn Vô Phương, Thần không trụ ở tượng đá nào, của Việt hay Tây, Tàu hay Mỹ. Thần là Thần khi Thần c̣n nói với con người để nhắc nhủ “phải học làm người”.2 Hẳn nhiên Thần của Socrate, Thần của con người văn hóa tự do đâu có làm thuẫn che cho những ư đồ nào đó để bảo vệ địa vị các quan thành Nhă Điển, một loại ư thức hệ chính trị, hay để vinh danh những chức sắc tại các đền thờ trong thành ấy. Và đều đáng gọi là học, là biết, là văn hóa không phải có nhiều đền đài, thư viện, bằng cấp…, nhưng trước hết là học làm người.
Có một thời chúng ta đă ngược đời phát triển cái học làm người. Vinh danh cho hai vị Giáo sư đáng kính vừa ra đi, và vinh danh cho nền văn hóa “Tiên Học Lễ”  làm nên Hồn của Dân Tộc.

 

   Định Hướng

 
1 PHAN Bội Châu, Khổng Học Đăng, Phàm Lệ (1929), tr 8 & 9, Khai Trí, Sài G̣n,1973
2 PLATON, Apologie de Socrate 29d-e