50 năm chia cắt

 

50 năm trước đây, hiệp định Gevève chia cắt Việt Nam làm hai miền cách biệt.

Hôm nay, vĩ tuyến 17,  cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, những địa danh ấy tưởng chừng như chỉ c̣n là dấu vết đau thương đă qua. Về mặt hành chánh xă hội, đất nước đă thống nhất, các mối giao thông liên lạc Nam Bắc đă trở lại b́nh thường, nay không phài là lúc cần sang trang những vướng mắc quá khứ đáng buồn ấy hay sao?

Không phải muốn nuôi dưỡng đau thương như một căn bịnh  yếm thế kinh niên hoặc v́ ma muội khai thác hoàn cảnh tiêu cực của nhân sinh đề dấy lên hận thù và chia rẽ, nhưng kỳ thực vết thương chia cắt c̣n đó, nơi thực trạng cuộc sống bất đắc dĩ và ray rứt củøa mỗi người, mỗi cộng đoàn xă hội, văn hóa, tôn giáo, nơi tâm tư ø sợ hăi, thù hằn với những biện pháp mua chuộc, tuyên truyền  hoặc trấn áp, tưởng chừng như có thể làm phôi pha được khát vọng sâu xa muôn thủa của mỗi người  muốn sống tự do theo đúng nhân  phẩm của ḿnh.

Vết thương c̣n, v́ vết thương chia cắt đất nước và con người Việt Nam không phải chỉ là một sự chia cắt giữa hai nhóm quyền lực chính trị như cuộc phân tranh Nam Bắc thời Trịnh Nguyễn. Đằng sau hiệp định Genève, vĩ tuyền 17 là sự  thách đố sống c̣n của ư nghĩa nhân tính, giá trị của tự do và phẩm giá làm người. Và v́ thế trên b́nh diện chính trị, kinh tế, địa dư… tưởng chừng như thảm trạng chia cắt đă chấm dứt, th́ nơi kẻ đang cai trị cũng như người dân Việt-Nam hôm nay đều đang sống trong một tâm trạng bất an với những biện pháp hoặc phản ứng mâu thuẫn lạ kỳ. Vết thương c̣n y nguyên v́ vết thương chia cắt là vết thương văn hóa, là căn bệnh ung thư đe dọa toàn bộ nhân tính chứ không phải một xây xát nhất thời thuộc b́nh diện xă hội chính trị.

Kẻ đang cai trị hôm nay đă ư thức thách đố căn cơ nầy để xóa hẳn mọi thao thức về chia cắt khi đề suất những chiến dịch truyên truyền và xâm nhập trong các mặt trận văn hóa. Nhưng gần một thế kỷ tồn tại trên thế giới, ư thức hệ cho rằng văn hóa là sản phầm và dụng cụ của chế độ chính trị đă để lại được một ḍng chữ, một âm thanh, một h́nh ảnh nào có tính cách văn hóa, trừ phi văn hóa, nghệ thuật văn chương là tuyên truyền và quảng cáo! Và c̣n chút ǵ gọi là văn hóa, là linh ư vạn vật nơi nhân sinh khi con người thay v́ là chủ của ngày Sabát, là kẻ làm ra và sử dụng các định chế, đổi thay các chế độ, th́ nay con người chỉ được xem là sản phẩm và dụng cụ cho một chế độ nay c̣n mai mất !

50 năm chia cắt, hôm nay vết thương c̣n đó ; đất nước có thống nhất nhưng quê hương mà con dân Việt Nam khát khao cư ngụ măi c̣n nằm trong nỗi nhớ, trong hy vọng mănh liệt hơn bao giờ !

 

Định Hướng