Quá khứ

và tương lai

 

 

 

 

        Có người cho rằng một dân tộc hay một cộng đồng không biết đến quá khứ của ḿnh th́ không có ǵ  làm nền để sống đúng thân phận ḿnh trong hiện tại và định hướng được tương lai. Nh́n từ một góc độ khác, cũng có người lại quả quyết  ôm ấp khăng khăng những đường ṃn, nếp cũ với những thành tích huy hoàng được tô son trét phấn như một căn bệnh ‘tiếc nuối quá khứ’, kỳ cùng chỉ là một lối bào chữa cho nỗi bất lực trước hiện tại quá khó khăn và tương lai bất cập.

        Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử người Việt phải đương đầu với những chọn lựa khó khăn nầy: ôm chân quá khứ hay mạo hiểm phóng về tương lai. Phía nào cũng có những lư do để biện minh hay để bài bác. Tự Đức hay Nguyễn Trường Tộ, Tự Lực Văn Đoàn hay xă hội trật tự Nho phong?

        Tuy nhiên một thực tế đáng lo ngại đang xảy ra là trong lúc thế giới đang chứng kiến những thay đổi phi mă trong mọi lănh vực sinh hoạt từ kỹ thuật đến kinh tế, xă hội và văn hóa th́ Việt Nam vẫn đắm ḿnh trong những cố chấp chính trị và văn hóa từ những ư thức hệ mà kẻ muốn bám vào đó để bào chữa cho sự bất động của ḿnh th́ cũng không hiểu đó là ǵ!  Hiện tượng khác thường đó chi phối tâm trí của mọi phía, ngăn chăïn mọi sáng kiến canh tân, quên lăng vai tṛ và sức năng động của người trẻ.

        Bước vào năm thứ ba mươi sau biến cố 1975, những người trẻ thuộc thế hệ sinh sau biến cố đó có cần phải hằng ngày lặp đi lặp lại bài học đánh Pháp, đánh Mỹ, đấu tranh giai cấp theo một ư hệ mà thế giới không c̣n ai nhắc đến nữa hay không? Họ c̣n có chỗ trống nào đó trong dư luận  báo chí cộng đồng, trong ưu tư sinh hoạt của gia đ́nh hay đoàn thể để nói đến hiện tại  và tương lai theo cái nh́n của họ không,ï hay phải măi yên lặng dựa cột mà nghe cha ông kể chuyện ngày xưa?

        Phải, ba mươi năm sau 1975, bài học quá khứ của dân tộc rất cần để nhắc nhở mọi người Việt về phận vụ của cuộc sống hiện tại. Quá khứ đó gần chúng ta hơn chúng ta tưởng: hầu hết những phong trào canh tân (như  các nỗ lực văn hóa của Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí, Tự Lực Văn Đoàn, các nhạc sĩ, các họa sĩ, nhà văn tiên phong ...) , và hầu hết các  vị lănh đạo cách mạng  chính trị trong thế kỷ 19 và 20 (từ Nguyễn Huệ, Nguytễn Trường Tộä đến Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh...)  đều đă khởi đầu sự nghiệp trước tuổi ba mươi.

        Nếu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, th́ mọi người Việt Nam cũng cần tự kiểm: Đâu là chỗ đứng của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay trong sinh hoạt xă hội và cộng đồng? Tiếng nói của họ ở đâu trên diễn đàn công luận? Phải chăng chúng ta quá thương tiếc một thời đă qua mà xao lăng tương lai của dân tộc;  hay phải chăng tuổi trẻ Việt nam v́ ngái ngủ mà vẫn măi làm thinh?

 

Định Hướng