định hướng 

     Tam nguyệt san              

                               

Số 55 Mùa Xuân 2009

 

 

 

   Muïc luïc

 

 

 

 

 

Định Hướng

 

 

Tương lai nào sau cuộc khủng hoảng?

Phạm Cao Dương

19/8/1945 – 2/9/2005 , Cách Mạng hay Cướp Chính Quyền?

Trần Gia Phụng

Trung Quốc lợi ǵ trong Chiến Tranh Việt Nam?

Nguyễn Lư-Tưởng

Bổ túc một số sử liệu về Chiến Thắng Đống Đa

Nguyễn Đức Cung

Tôn Vũ và quan niệm về tổ chức t́nh báo

Trần Văn Toàn

Liên quan nhân quả trong khoa học

Ngô Kim-Khôi

Họa sĩ Lê Huy-Miến  (1873-1943)

Mai Thanh Truyết

Thách Thức Giữa Thiên Nhiên & Con Người

Thái Công Tụng

Đất và Con Người

TT Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ

Thông Báo về Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa-Xă Hội Việt Nam Hải Ngoại 2009

 

 

 

 

 

Tương lai nào

sau cuộc khủng hoảng?

 

 

 

 

 

 

Cơn khủng hoảng tài chánh và kinh tế mà toàn thế giới đang phải đương đầu không chỉ ảnh hưởng trục tiếp đến những sinh hoạt vật chất cụ thể liên hệ đến nếp sống hằng ngày của mỗi người, mỗi quốc gia, mà c̣n  làm lung lay niềm tin vào những tiền đề văn hóa sâu kín mà đă từ lâu người ta tưởng chừng như hiển nhiên.

Từ hơn năm thế kỷ qua, dưới ánh sáng của thời đại tân kỳ, uy lực trí khôn con người được tin là có thề kiểm soát được toàn bộ sinh hoạt thế giới, và tiến bộ của khoa học kỹ thuật được xác định như là mẫu mực định chuẩn cho văn minh các cộng đồng xă hội.

Đối diện với cơn khủng hoảng có tầm vóc toàn cầu hôm nay, dường như lạc quan ngây ngô ấy của con người của thời đại tân kỳ đă khựng lại. Nhiều câu hỏi dồn dập được đặt ra: Tại sao lại khủng hoảng? Khủng hoảng cho đến bao giờ  mới thôi? Và sau đó th́ sao? Khả năng quản lư về tài chánh mà chúng ta tưởng là vạn năng, nay có đủ sức chế ngự được những tính toán điên rồ, những tham lạm phát xuất từ tâm địa con người không? Các định chế tài chánh c̣n khả tín nữa không? Sinh hoạt kinh tế lệ thuộc vào những thăng trầm tài chánh bấp bênh mà cuộc khủng hoảng hôm nay là một hệ lụy, làm sao bảo đảm tiến độ đem lại cuộc sống phồn vinh? Cuộc sống chính trị chỉ được xây dựng và đánh giá trên lănh vực  quản lư kinh tế và tài chánh mà thôi, sẽ phải thế nào trước đại nạn nầy? Với kinh nghiệm thực tế về khủng hoảng nầy, thế giới đang hân hoan đặt kỳ vọng vào viễn ảnh toàn cầu hóa dựa trên đông lực tiến bộ kỹ thuật, kinh tế, tài chánh, thế giới ấy sẽ đi về đâu? Nói tóm, tương lai nào chờ đợi chúng ta sau thảm trạng nầy?

Tuy nhiên, kinh sách các tôn giáo cũng như những bản văn nền tảng khai sáng các nền văn hóa nhân loại đều cho hay sứ điệp chân lư và niềm vui cứu độ bao giờ cũng được mặc khải từ một cơn khủng hoảng. Trong cuộc sống cá nhân,  mỗi người đều đă có thể chứng kiến tin vui đức bé chào đời được loan báo bằng nỗi đau đớn của người mẹ.

Phải, trong quá khứ, câu trả lời đơn giản là rồi ra sự việc cũng đâu vào đấy, đó là định luật của tự nhiên. Nhưng sự việc cũng đâu vào đấy đó có phải là là chung cuộc của những giải pháp ghê rợn bằng cách mạng đổ máu, chiến tranh kinh hoàng mà thế kỷ vừa qua đă dùng để đương đầu  với khủng hoảng không?

Xuyên qua cơn khủng hoảng hôm nay, liệu con người của thế giới ngày nay có đủ sức vượt qua giới hạn định vị con người trong kỹ thuật, kinh tế, tài chánh... để nhận ra căn cơ phát sinh khủng hoảng hay không?

Không phải từ ngàn xưa các sứ điệp tôn giáo, văn hóa của các thánh hiền cũng đă nhắc nhở rằng mọi khủng hoảng đều bắt nguồn từ khủng hoảng duy nhất, đó là con người đă đánh mất nhân tính, hay sao? Tương lai thế giới sẽ ra sao sau cuộc khủng hoảng, nếu con người hôm nay không nhận ra được xă hội ḿnh đang sống đă đánh mất ư thức về nhân tính?  Tuy nhiên,  điều chính yếu là  liệu thắc mắc đó sẽ có âm hưởng ǵ trên cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng xă hội.

 

Định Hướng