định hướng
Tam nguyệt san
Số 52 Mùa Hè 2008
Mục lục
Định Hướng |
Văn hóa và chính trị
|
Trần Văn Toàn
|
Từ môn psychologie đến khoa tâm-lư-học: Những chặng đường nghiên cứu con người
|
Nguyên Hương |
H́nh bóng Phật giáo bên bờ Sông Hương
|
Dohamide
|
Tín Ngưỡng Champa thời cổ
|
Nguyễn Ngọc Bích
|
Trận chiến Mậu Thân tại Huế từ góc nh́n của người chỉ huy chiến trường Bắc quân
|
Phạm Cao Dương
|
Hai Bản Tuyên Ngôn Độc Lập: Sáu mươi năm nh́n lại - Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh
|
Phạm Ngọc Lân
|
Sự h́nh thành của giải pháp Bảo Đại
|
Nguyễn Lư-Tưởng
|
Tế Nam Giao và Tịch Điền: Những nghi lễ quan trọng vào mùa xuân dưới Triều Nguyễn
|
Nguyễn Văn Thành
|
Bẩm Sinh và Môi Trường Giáo Dục
|
Hồng y Walter Kasper
|
Âu châu - một thách đố trí tuệ
|
TTVH Nguyễn Trường Tộ
|
Thông Báo về Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa Xă Hội Việt Nam Hải Ngoại
|
Văn hóa và chính trị
Định Hướng |
|
Vận động các h́nh thức sinh hoạt văn hóa để phục vụ lợi ích chính trị luôn là ưu tiên trong chiến lược trường kỳ của các chính quyền toàn trị. Việt Nam hiện nay không là một ngoại lệ: Đối với người Việt ở nước ngoài chính sách đó đă và đang được khai triển qua nhiều phương cách khác nhau mà mục tiêu là để phủ dụ và chính danh hóa chế độ. Trong nước, vận động sinh hoạt văn hóa đă được bộ máy tuyên truyền của nhà nước t́m cách đánh bóng đến mức lố bịch, mà vẫn tự hào là nét đặc trưng của một chế độ xă hội chủ nghĩa ưu việt đang chuyển ḿnh: Người ta cổ súy và xây dựng làng văn hóa, khu giải trí văn hóa, rồi café văn hóa, và cả đến ẩm thực bếp núc văn hóa… Tuy nhiên, văn hóa và sinh hoạt văn hóa vốn là ǵ? Và những nội dung nầy có c̣n ư nghĩa giá trị ǵ nữa không khi được hiểu như là những dụng cụ tuyên truyền nhằm phục vụ cho một chế độ chính trị? Khi các thánh hiền truyền đạt cho nhân loại những sứ điệp tôn giáo và những giá trí văn hóa, họ không chủ trương buộc trói con người vào một giới hạn địa lư hoặc một thể chế chính trị nào cả. Lời dạy của Đức Tất-Đạt-Đa hướng con người vượt lên trên biên giới dân tộc và xă hội đương thời của Ngài để nhận ra ư nghĩa nhân tính “bên kia bờ” của những giá trị xă hội nhất định. Sứ điệp của Đức Kitô gởi đến con người trong trần gian, nhưng “không thuộc về trần gian”. Nội dung truyền thống Khổng-Lăo vẫn luôn trường tồn và được tôn vinh chính v́ những sứ điệp đó nhằm đến con người mọi nơi mọi lúc, chứ không phải để qui phục một chế độ phong kiến đă qua. Đưa tôn giáo và văn hóa ch́m ngập trong sinh hoạt chính trị, và tệ hại hơn nữa là áp đặt tôn giáo và văn hóa dưới sự khống chế của các toan tính chính trị, dùng tôn giáo và văn hóa như một dụng cụ để duy tŕ quyền lực hoặc biện minh cho một thể chế chính trị, đó là điều tệ hại làm đảo lộn đạo lư luân thường hơn cả. Trong Phúc Âm, chỉ có một lần Đức Kitô phẫn nộ, đó là lúc Ngài chứng kiến kẻ buôn dùng đền thờ, nơi thờ phượng Đấng Thiêng Liêng làm nơi buôn bán! Văn hóa đúng nghĩa kỳ thực chỉ để làm người. Chúng không được trở thành món đồ buôn bán, và càng không thể là dụng cụ cho chính trị. Cũng chính v́ nền tảng đạo lư ngàn đời nầy của văn hóa, mà cụ Phan Bội Châu đă nhắn nhủ hậu sinh qua những lời tâm huyết về ư nghĩ văn hóa nơi chữ học, trong Phàm lệ giới thiệu về cuốn Khổng Học Đăng cách đây gần 80 năm: “Cái danh từ học cũ chẳng phải là cái đồ để đánh cắp áo mũ cân đai đâu! Cái danh từ học mới chẳng phải là cái mồi để hốt mề đay kim khánh đâu! Hễ ai đọc bản sách nầy, trước phải lập định một cái chí khí tự nhiên rằng: “Ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Bá Lạp Đồ (Platon), ta là Khang Đức (Emmanuel Kant), chẳng qua đời tuy có xưa nay, đất tuy có đông tây, mà tâm lư y như nhau, thánh hiền tức là ta, ta tức là thánh hiền; ta chỉ là người hậu tiến của cổ nhân. Có chí khí ấy thời đọc cuốn sách nầy mới thích. Nếu ai chưa đọc sách nầy mà trước đă có một ư kiến sẳn: định làm nô lệ cho người đời xưa, hay định làm nô lệ cho người đời nay thời xin chớ đọc. Mục đích người làm bản sách nầy là cốt phù tŕ nhân đạo: nếu ai không để ḷng vào nhân đạo thời xin chớ đọc.”1
___________________________________________ 1 Sào Nam Phan Bội Châu, Khổng Học Đăng, Khai Trí , Sài G̣n xb, 1973, Phàm lệ.(1929)
|