định hướng 

      Tam nguyệt san              

                               

Số 51 Mùa Xuân 2008

 

 

 

Mục lục

 

 

 

Số 51  Mùa Xuân 2008

 

 

Định Hướng

Bài học lịch sử trong ngày đầu xuân

Phi Khanh Vương Đ́nh Khởi     

Mẹ Giáo Hội Việt Nam có hai chiếc thuyền

 

Nguyễn Đức Tuyên

Một cái nh́n về Giáo Dục Đại Học Việt Nam

Nguyên Hương- Nguyễn Cúc

Họa sư Nguyễn Khoa Toàn

Nguyễn Đức Cung

Từ Ấp Chiến Lược đến biến cố Tết Mậu Thân: Những hệ lụy lịch sử trong Chiến Tranh Việt nam

Đoàn Thanh Liêm

Kỷ niệm 42 năm Chương Tŕnh Phát Triển Quận 8 Sài G̣n (1965 - 2007) 

Trần Văn Toàn

Karl Marx phê-b́nh tôn-giáo

 

 

Bài học lịch sử

trong ngày đầu xuân

 

 

                                                                                                                                    Định hướng

 Edit N° 51

 

 

 

Ngày đầu năm thường là dịp để cùng nhau ôn diễn  những phong tục tập  quán và kể nhau nghe những câu chuyện huyền thoại mà tổ tiên đă lưu truyền lại qua nhiều thế hệ. Đó chính là di sản văn hóa thiêng liêng kết nên giềng mối cho cuộc sống của cả một dân tộc.  Và đó cũng là ánh sáng soi dẫn lịch sử, làm cương thường chuẩn mực để đo lường, đáng giá thiện ác, tốt xấu trong sinh hoạt hằng ngày của dân gian. Một trong những di sản quư giá thường được nhắc đến trong những ngày đầu xuân mà qua đó nhân tính được khai triển tuyệt vời là câu truyện Bánh Dày và Bánh Chưng.1

Trong lúc 21 hoàng tử theo lệnh Vua Hùng đua nhau đi t́m những của ngon vật lạ — mà hôm nay là những ư hệ do trí tưởng tượng vu vơ của những con người ngông cuồng bày vẽ ra để  đánh mất nhân tính — th́ chỉ có một ḿnh Lang Liệu biết lắng nghe tiếng nói của Thần Nhân để tôn vinh và yêu mến những con người mà Trời ban cho trước mắt. Con người linh ư vạn vật, con người hướng về Trời qua biểu tượng bánh Dày h́nh tṛn, mở ra với Đất qua biểu tượng bánh Chưng vuông, và nối kết với nhau qua ḷng Nhân muôn thủa là nhân bánh nằm ở giữa. Con người với giá trị thiêng liêng, với phẩm giá của tự do, con người bằng xương bằng thịt đó là cứu cánh của mọi sinh hoạt, là đỉnh cao của mọi giá trị.

Tuy nhiên, những ngày đầu Xuân trong lịch sử hiện đại của Việt Nam hôm nay cũng được nhắc đến bằng một bài học đau thương không thể quên. Cách đây vừa đúng 40 năm, ngay chính vào những giây phút thiêng liêng của ngày đầu Xuân năm Mậu Thân, từng chục ngàn người dân vô tội đă bị thảm sát cách nầy hay cách khác bởi bàn tay của chính đồng bào ḿnh. Và đáng kinh hoàng hơn nữa khi hành vi giết chóc lại được biện minh bằng một ư hệ “nhân bản” thật xa lạ.

Hôm nay, 40 năm sau biến cố Tết Mậu Thân kinh hoàng, khi mà những ư hệ “nhân bản” vu vơ đó đă không c̣n hấp lực trong những vùng đất đă sinh thành ra chúng, khi bức tường Bá Linh ô nhục và những trại tù cải tạo dă man đă được biến thành những dấu tích lịch sử để nhắc nhở nhân loại về tội ác do chính bàn tay con người, th́ Việt Nam vẫn khư khư tôn thờ chủ nghĩa phi nhân đó, và vẫn chưa hiểu được âm hưởng của di sản thiêng liêng về Nhân tính mà tổ tiên đă truyền lại qua những ẩn dụ của huyền thoại và phong tục tập quán.

Một nén hương ḷng thắp lên cho những đồng bào nạn nhân ngày đầu xuân Mậu Thân, và cầu xin cho di sản văn hóa truyền thống dân tộc có ngày được rạng soi.

 

Định Hướng