định hướng 

      Tam nguyệt san              

                               

Số 48 Mùa Đông 2006

 

 

Tôn giáo và

bạo lực

                                                                                                                                    Định hướng

 Edit N° 48

 

 

Thế kỷ hai mươi đă đi vào lịch sử với những cuộc cách mạng và chiến tranh qui mô toàn cầu phát sinh từ những ư thức hệ dựa trên suy tư triết lư đă cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người dân vô tội. Những ư thức hệ què quặt và rùng rợn đó vẫn c̣n thống trị một số quốc gia mải mê nuối tiếc quá khứ và trong những nhóm quá khích cực tả hay cực hữu đây đó về một giai cấp xă hội ưu thắng hay một chủng tộc tinh tuyền.

 Tệ hại ấy vẫn c̣n đó; tuy nhiên mối kinh hoàng đang đe dọa nhân loại thế kỷ hai mươi mốt hôm nay không chỉ dừng lại nơi việc lạm dụng biến suy tư, vốn là món quà quư giá làm nên phẩm giá con người muôn thủa, thành món đồ chơi của một ư hệ què quặt nhất thời. Tṛ chơi tai ác và giết người c̣n đi xa hơn nữa! Nhiều người đang đồng hóa sứ điệp yêu thương của tôn giáo thành dụng cụ của ḷng thù hận, ghen tương, tranh giành để đề xuất con đường bạo lực nhân danh tôn giáo.

Hẳn nhiên, không phải ngày hôm nay, lịch sử mới phải chứng kiến những lạm dụng tôn giáo để mưu đồ cho .công việc của César.. Kỳ thực, việc lạm dụng tôn giáo, thường gọi là việc cực kỳ phạm thánh., là một khả năng làm đều ác kinh hoàng gắn liền với bản tính con người. Điều ác đó phát sinh từ khả năng biến điều Thiện nhận thức bởi lương tri thành một chiêu bài để thực hiện ư đồ đen tối của ḿnh. Ngày nào c̣n mang thân phận con người th́ không giây phút nào, không một h́nh thức sinh hoạt nào của con người lại không có nguy cơ rơi vào cám dỗ nầy. Nguy cơ đó không chừa một ai, không phân biệt một tôn giáo nào. Điều đáng ghi nhận là tương quan giữa tôn giáo và bạo lực ở vào thế kỷ hai mươi mốt mang một sắc thái khác so với những thời kỳ trước.

Một mặt đó là t́nh trạng vắng bóng thần thánh trong cuộc sống văn minh tân kỳ. Những ǵ được xem là chính thức trong sinh hoạt giáo dục-văn hóa và trong các mối liên hệ xă hội th́ thường là dị ứng với những giá trị thiêng liêng của các truyền thống tôn giáo. Những trực giác về thế giới thần thánh, về giá trị đạo đức làm nên nhân phẩm mặc nhiên bị coi như là những dấu tích lịch sử của một thời đại đă qua và phải cho qua.

Mặt khác những bạo lực khủng bố lạm dụng danh nghĩa bảo vệ sự sống c̣n của sinh hoạt tôn giáo cũng không c̣n là một số những sự kiện bất chừng, địa phương, vô tổ chức, nhưng có nguy cơ toàn cầu hóa và trở thành chiến lược thần thánh hóa bạo lực thay cho các sứ điệp thiêng liêng của tôn giáo. Hai khuôn mặt cực đoan của thế giới ấy không c̣n là một dự đoán,

nhưng là thực thể xă hội chúng ta đang sống.

Đâu là định hướng có thể giúp thế giới thoát ra khỏi nguy cơ đối kháng khủng khiếp nầy?

Điều chúng ta có thể khẳng định là không thể có xung khắc v́ lư do tôn giáo v́ bạo lực không thể đi đôi với những giá trị cao cả và chân thật của tôn giáo; trái lại có bạo lực v́ đă từ lâu giá trị tôn giáo đă vắng bóng nơi tâm tư và nếp sống của những tác nhân xung đột hiện nay. Nơi đâu có tôn giáo chân thật hẳn nơi ấy phải tràn ngập yêu thương, thứ tha, và nhất là phải có cuộc chiến, không phải để thắng người, để giết người nhưng để thắng ḿnh, để hy sinh chính ḿnh, vượt qua tự măn để đón nhận và lắng nghe tha nhân. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo, trên con đường giác ngộ, chúng ta luôn nghe vang vọng sứ điệp từ bi và nỗ lực .diệt ngă., chứ không hề nghe tranh đấu cho phe ta, đảng ta, và triết hạ kẻ khác bao giờ!

 

 

Định Hướng