định hướng 

      Tam nguyệt san              

                               

Số 47 Mùa Hè 2006

 

 

Quyền Tự Do Phát Biểu

                                                                                                                                    Định hướng

 Edit N° 47

 

 

 

 

Mười hai bức tranh hư họa về Đức Mohammed trên tờ Jyllands-Posten ở Đan Mạch vào tháng 9 năm 2005 đă tạo nên làn sóng phẩn nộ từ những tín đồ Hồi Giáo trên thế giới. Nhiều cuộc biểu t́nh bạo động đă xảy ra ở nhiều nước: hơn 130 nguời chết, nhiều cơ sở ngọai giao bị đập phá, quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng.

Giữa năm 2006, hăng điện ảnh Sonny tung ra bộ phim Da Vinci Code dựa trên cuốn tiểu thuyết giả tưởng cùng tựa đề của Dan Brown, trong đó chúa Giêsu được mô tả là có quan hệ vợ chồng với bà Marie Madeleine, thiên tính của Ngài chỉ là điều bịa đặt, và Giáo hội Công Giáo như là một băng đảng tội ác che dấu sự thật chỉ v́ quyền lợi thế tục. Nhiều tổ chức Thiên Chúa giáo lên tiếng phản đối, nhiều cuộc biểu t́nh tẩy chay đă xảy ra, không những ở những quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Thiên Chúa giáo mà ngay tại nhiều xứ Hồi giáo và Phật giáo.

Trong cả hai trường hợp, những kẻ chủ xướng và bênh vực cho việc phát hành những “văn hóa phẩm” đó đều nại vào Quyền Tự Do Phát Biểu.

Quyền Tự Do Phát Biểu bao hàm ư niệm có thể diễn đạt bằng lời nói hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không bị kiểm duyệt. Đó là một thành tựu của lịch sử cận đại được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế qua nhiều văn kiện về nhân quyền, đặc biệt là  điều 19 của Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, cho dù trong một số quốc gia, như trường hợp Việt Nam, Quyền Tự Do Phát Biểu vẫn c̣n là một lư tưởng phải c̣n tranh đấu để đạt được.

Hai biến cố ở trên không phải là những trường hợp riêng lẽ của việc “đụng độ” giữa những cách hiểu khác nhau về Quyền Tự Do Phát Biểu, nhưng đó là hai trường hợp tiêu biểu có tầm ảnh hưởng rộng lớn về cả phẩm lẫn lượng. Đức Mohammed và Chúa Giêsu không chỉ là những nhân vật lịch sử mà c̣n là giáo chủ của 33% dân số toàn cầu theo Thiên Chúa Giáo và 21% dân số toàn cầu theo Hồi Giáo. Bất kỳ ai cố t́nh bóp méo h́nh ảnh của các Ngài ắt hẳn làm tổn thương đến niềm tin của các tín đồ theo các Ngài.

Để có thể tránh những điều đáng tiếc do việc hiều lầm và sử dụng lầm Quyền Tự Do Phát Biểu mọi người cần t́m hiểu những nền tảng sâu xa của Quyền Tự Do Phát Biểu và những giới hạn của nó.

Ngược ḍng lịch sử, ai cũng có thể  nhận ra rằng Quyền Tự Do Phát Biểu gắn liền với khuynh hướng tự do trong lănh vực chính trị dân chủ phát sinh từ những thế kỷ trước. Tuy nhiên, ngoài mục đích kiến tạo điều kiện thiết yếu cho một chế độ chính trị dân chủ, Quyền Tự Do Phát Biểu c̣n nhằm giúp cho việc t́m kiếm chân lư và thể hiện lư tưởng bao dung.

Vậy vấn nạn được đặt ra là làm sao có thể biện minh được việc sử dụng Quyền Tự Do Phát Biểu như là phương tiện để bóp méo sự thật lịch sử, và chỉ đ̣i hỏi được đối xử bao dung khi cố t́nh xúc phạm đến những giá trị tối cao của tha nhân? Hay thực ra tiềm ẩn bên dưới cụm từ hoa mỹ Quyền Tự Do Phát Biểu lại là  ḷng tham vô đáy của chủ nghĩa trục vật duy lợi?

 

Định Hướng