định hướng 

      Tam nguyệt san              

    

Số 46 Mùa Xuân 2006

 

 

Mục lục

  

Định Hướng

Văn hóa và chủ nghĩa dân tộc

Nguyễn Thái Hợp

“Gạn đục khơi trong” trước toàn cầu hóa

Trần Duy Nhiên

Người giáo dân Việt nam 40 năm sau Công Đồng Vatican II

Vương Đ́nh Chữ

Kỷ niệm 100 năm Luật 1905 Tách Rời Giáo hội và Nhà nước

Nguyễn Đức Tuyên

Vài suy nghĩ về tương lai giáo dục Việt Nam

Nguyễn-văn-Lục

Một góc nh́n mới về thi cử ở nước ta

Nguyễn-văn-Tương

Sông Mékong 

Tôn Thất Tŕnh

Về Miền Tây xây dựng ṿng ba phát triển xuyên ngang, chạy dọc Việt Nam?

Nguyễn Lư Tưởng

Năm Nhâm Tuất:  bắc tiến, thống nhất sơn hà, thành lập Nước Việt Nam

Nguyễn Văn Thành

Những khám phá mới về Hội Chứng Tự Bế

Định Hướng

Đính chính bài của Roland Jacques trong Định Hướng số 45

Văn hóa

và chủ nghĩa dân tộc

 

                                                                                                                                    Định hướng

 Edit N° 46

 

 

 

 

Đây không phải lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc Việt Nam chứng kiến sự gặp gỡ giữa công cuộc phát huy văn hóa và việc khơi động t́nh tự quê hương.

Nếu dân tộc Việt Nam c̣n tồn tại và văn hóa Việt Nam được xác tín và có thể phát huy cương thường và tinh hoa làm nên hồn sống muôn thủa cho muôn người qua bao thế hệ, (như lời của kẻ sĩ Vũ Quỳnh đă nói trong lời tựa hiệu chính 1 cuốn Lĩnh Nam Chích Quái), th́ đó chính là nhờ tổ tiên đă trực giác được rằng, một mặt văn hóa không thể quên t́nh tự quê hương, nhưng mặt khác văn hóa tự nó mâu thuẫn với thái độ khép kín, vừa tự tôn vừa tự ti, nhất là quá khích và hời hợt của chủ nghĩa dân tộc độc tôn.

Tiền nhân của dân tộc Việt yêu dân yêu nước, nhưng không hề xem Khổng, Lăo, Phật, Chúa là người ngoại lai mà từ chối tiếp nhận tinh hoa của hồn văn hóa hoàn vũ. Và cũng chính v́ đă giúp con người nhận ra rằng nhân phẩm và văn hóa vượt lên giới hạn chủng tộc, ngôn ngữ, lịch sử, địa lư, tập tục…, mà các bậc thánh hiền luôn được tôn vinh là bậc thầy muôn thủa của loài người.

Thật đúng như thế.  Truyện Bạch Trĩ trong bộ sách Lĩnh Nam Chích Quái được tiền nhân dùng để trao ch́a khóa cho con dân Việt Nam đi vào hồn văn hóa đă kể rằng: Sứ giả Giao Chỉ qua thăm kinh đô nước Tàu đă trả lời về ư nghĩa văn hóa cho Chu Công, một bậc  tiền bối của Khổng Tử, là đừng nên dừng lại nơi những tập tục bên ngoài như ‘cắt tóc, vẽ h́nh, để đầu trần, ngón chân cong’, nhưng nên t́m kiếm nét thanh cao ‘linh ưu vạn vật’ làm nên bậc ‘thánh nhân’.

Trong lịch sử cận đại nước nhà, có phải v́ đă không nhận ra được rằng yêu quê hương không có nghĩa là cổ súy chủ nghĩa dân tộc độc tôn mà vua quan nhà Nguyễn đă chận đứng bước tiến của con dân Việt Nam hay sao? Và ai là thủ phạm chính của bao triệu nạn nhân vô tội trong đệ nhị thế chiến vừa qua nếu không là chủ nghĩa dân tộc điên rồ của Đức Quốc Xă? Và phải chăng bạo lực khủng bố trong những ngày tháng gần đây là hệ quả của việc đồng hóa giá trị tôn giáo  thiêng liêng hay ư hệ chính trị tự cho là tuyệt đối với một chủng tộc, một quốc gia?

Thế nhưng thực trạng sinh hoạt văn hóa Việt Nam cho thấy, ở trong nước th́ v́ t́nh trạng bế tắc và nhu cầu buôn bán văn hóa, ở hải ngoại th́ v́ t́nh tự nhớ quê hương và những khó khăn hội nhập, lớp người hôm nay đang bước gần đến cơn cám dỗ chọn con đường quá dễ dăi nhưng đầy hiểm nguy của chủ nghĩa dân tộc độc tôn. Khi văn hóa chỉ c̣n được hiểu là khăn đóng áo dài, cổ nhạc… th́ sao không khuyên con cháu ăn mặc như những h́nh vẽ trên trống đồng, thời cha ông c̣n ở trần đóng khố!

Văn hóa truyền thống Việt Nam chắc chắn không chỉ dừng lại nơi những vết tích mối mọt đó mà c̣n bao gồm nét tinh hoa truyền thống là tôn vinh con người ‘linh ư vạn vật’, con người tự do với phẩm giá thiêng liêng. Nhưng hôm nay nét tinh hoa ẩn kín ấy c̣n được lưu ư nữa hay không trong những công tŕnh sinh hoạt văn hóa, trong cũng như ngoài nước?

 

Định Hướng

 

1 “... Lĩnh Nam có nhiều kỳ trọng, các truyện làm ra không cần phải chạm vào đá khắc vào ván mà rơ ràng ở ḷng người ... thời việc có hệ ở cương thường, quan ở phong tục...”  (Tựa Liệt Truyện Lĩnh Nam Chích Quái – Vũ Quỳnh hiệu chính, bản dịch của Gs Lê Hữu Mục)